Than đá được hình thành từ từ xác của các lớp động thực vật thời nguyên thủy bị chôn vùi lâu năm dưới lớp vỏ Trái đất cách đây 250 – 350 triệu năm.Sự hình thành của than đá trải qua từng giai đoạn, đó là lý do tại sao trước khi trở thành than đá (than antraxit), người ta thu được các loại than khác như than bùn, than nâu, than á bitum, than bitum. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề than đá được hình thành từ đâu trong nội dung dưới đây.
Hi vọng những thông tin về quá trình hình thành than đá dưới đây giúp bạn giải đáp được câu hỏi than đá được hình thành từ đâu cũng như hiểu hơn về loại tài nguyên khoáng sản này.
Than đá được hình thành từ đâu?
Nguồn gốc hình thành than đá:
Như đã chia sẻ ở trên, than đá là kết quả cuối cùng của quá trình phân giải, biến đổi hóa học xác động thực vật thời nguyên thủy mà cụ thể ở đây là quyết, dương xỉ, và các cánh rừng nguyên sinh bị vùi chôn dưới lớp vỏ Trái đất cách đây khoảng 250 đến 350 triệu năm.
Sức nóng, sức ép của vỏ Trái Đất cùng với vi khuẩn tác động lên lớp xác động thực vật này hàng trăm triệu năm đã tạo nên một dạng hóa thạch. Ở thế giới hiện đại, con người đã phát hiện, khai thác loại hóa thạch này như một khoáng sản quý để làm nhiên liệu, năng lượng phục vụ đời sống xã hội.
Các giai đoạn hình thành than đá:
Giai đoạn 1: Các cánh rừng nguyên sinh với các loại dương xỉ, quyết hình thành và phát triển rậm rạp. Cùng với đó là các loài động vật khác nguyên thủy khác bắt đầu tiến hóa, sinh sôi nảy nở.
Giai đoạn 2: Bề mặt trái đất biến đổi tạo nên các trũng hố. Các cánh rừng nguyên sinh bị hủy hoại, chôn vùi vào lớp bùn đất vỏ Trái đất.
Giai đoạn 3: Dưới tác động của sức ép, sức nóng,vi khuẩn của lớp vỏ Trái đất, xác thực vật chôn vùi bên dưới bị biến đổi hóa học, tạo nên một dạng nhiên liệu hóa thạch. Trải qua nhiều giai đoạn nữa cũng như các đặc tính hóa học mà thành phần cuối cùng thu được là than đá antraxit.
Xem chi tiết: >>> Than đá được hình thành như thế nào?
Phân loại than đá hiện nay:
Như đã chia sẻ ở trên về than đá được hình thành từ đâu, than đá được hình thành theo từng giai đoạn nhất định với sự biến đổi về mặt địa chất của trái đất cũng như biến đổi hóa học của các xác động thực vật nguyên thủy ở bên dưới.
Do đó, việc phân loại than đá cũng dựa trên thời gian hình thành. Đầu tiên, lớp xác động thực vật nguyên thủy bị chôn vùi dưới bùn đất lớp vỏ trái đất sẽ biến thành than bùn, sau đó là than nâu, than á bitum, than bitum và cuối cùng mới là than đá (còn được còn được gọi than antraxit). Than đá là loại than già với hàm lượng Cacbon cao, năng lượng nhiều nên được đánh giá giá trị hơn so với các loại than khác.
Bạn có biết:>>> Than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
Than đá và ứng dụng than đá trong cuộc sống
Đặc điểm than đá:
- Than đá có màu nâu, nâu đen có độ ánh, dễ nhận thấy bằng mắt thường.
- Thành phần hoá học trong than đá chủ yếu là Cacbon, Hydro, Lưu huỳnh, Oxy, Nito, Tro, xỉ,…
- Độ ẩm của than đá là hàm lượng nước chứa trong nhiên liệu, được xác định bằng cách sấy ở nhiệt độ 10500C.
- Độ tro (xỉ than) sẽ ảnh hưởng đến khả năng cháy của than, hay nói cách khác là làm giảm nhiệt trị của than.
- Nhiệt trị của than được ký hiệu là Q (Kj/kg), được chia thành nhiệt trị cao và nhiệt trị thấp.
- Than đá cầm lên thấy nhẹ, sờ thấy lớp dầu bám, khó rửa sạch, khi đốt không thấy mùi khó chịu.
Ứng dụng than đá hiện nay:
Than đá trong ngành nhiên liệu, đốt cháy
Bên cạnh câu hỏi than đá được hình thành từ đâu, nhiều người cũng quan tâm đến ứng dụng loại nhiên liệu này. Nếu như trước đây, than đá chủ yếu được dùng làm nhiên liệu cho máy chạy hơi nước, đầu máy xe lửa thì ngày nay hầu hết các sản lượng than đá được khai thác để phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất điện. Than đá sau khi khai thác sẽ được nghiền thành bột và đốt trong lò hơi. Nguồn nhiệt lượng tỏa ra sẽ chuyển đổi hơi nước để làm quay tuabin và máy phát điện hoạt động, sinh ra điện.
Than đá trong ngành công nghiệp hóa khí
Khí hóa than đá là công nghiệp dùng than đá để sản xuất khí tổng hợp,gồm có khí cacbon mono oxit và khí hydro. Đây là nguồn khí được sử dụng để đốt tuabin sản xuất điện. Một phần nhỏ sẽ được chuyển đổi thành nhiên liệu xăng, dầu diesel, Metanol, Olefin, Axit axetic, formaldehyde, Amoniac,…
Than đá trong ngành luyện kim
Than đá cũng đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp luyện kim. Than sẽ được đốt cháy từ từ để giải phóng khí nhằm làm giảm áp suất khi kim loại nóng chảy ở trong khuôn. Điều này sẽ giúp cho việc ngăn không cho kim loại xâm nhập vào những khoảng trống của cát. Than đá cũng được chế biến thành than cốc, mà than cốc là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất thép.
Than đá và những ứng dụng khác
Than đá còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Ví dụ như làm nhiên liệu sản xuất xi măng, tạo ra các sản phẩm dược phẩm, làm đồ mỹ nghệ,…
Hiểu một cách đơn giản, than đá được hình thành cách đây khoảng 250 – 350 triệu năm. Thành phần ban đầu để cấu tạo nên than đá là xác của các loại thực vật nguyên thủy bị chết đi và chôn vùi hàng trăm triệu năm ở dưới lớp vỏ trái đất.
Qua quá trình chịu đựng sức nóng, sức ép và tác động vi khuẩn, các thành phần hữu cơ này bắt đầu chuyển hóa thành nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu này có những đặc tính riêng biệt, được con người phát hiện, khai thác và sử dụng vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội hiện đại.
Nếu như trước đây, than đá chủ yếu khai thác để đốt cháy, làm năng lượng trong ngành điện năng thì ngày nay, nguyên liệu này đã được ứng dụng rộng hơn. Đó chính là lý do tại sao than đá được đánh giá là nguồn tài nguyên khoáng sản quý, có vai trò quan trọng trong đời sống con người.
Việt Nam từ một quốc gia có sản lượng than đá nhiều, hoạt động xuất khẩu sôi nổi đã dần cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Hoạt động xuất khẩu than ra các quốc gia thế giới đã bắt đầu tiết giảm, thay vào đó là nhập khẩu than để phục vụ một số ngành công nghiệp khác.
Than đá được hình thành từ đâu đã được giải đáp cơ bản trên đây. Bạn đọc có thể theo dõi thêm thông tin tại Blog thanda.net để biết thêm kiến thức liên quan đến loại khoáng sản này nhé.
Xem thêm:>>>> Giá than đá hiện nay bao nhiêu tiền 1 tấn?