Than đá được hình thành do quá trình tích tụ xác của động thực vật thời nguyên thủy cách đây 250 – 350 triệu năm. Dưới tác động của sức ép, biến đổi lớp bỏ Trái đất lớp xác động thực vật này biến thành một loại đá mới, lâu dần thành than đá. Cụ thể quá trình hình thành than đá gồm những giai đoạn nào, thanda.net sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn trong nội dung bài viết dưới đây.
Thời kỳ hình thành than đá bạn nên biết?
Than đá được hình thành vào thời kì Carbon. Đây là thời kỳ các loài động vật nguyên thủy lần đầu tiên xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 250 – 350 triệu năm.Có thể thấy rằng, than đá là nguồn nhiên liệu hóa thạch được hình thành trong một khoảng thời gian không hề ngắn. Hay nói một cách khác là rất dài, trải qua hàng trăm triệu năm.
Quá trình hình thành của than đá trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nội dung tiếp theo sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quá trình hình thành than đá bao gồm những giai đoạn nào bạn nhé!
Các giai đoạn hình thành của than đá
Giai đoạn 1: Dương xỉ, quyết, các động vật nguyên thủy hình thành và phát triển
Phải nói rằng đây là cột mốc đầu tiên để hình thành nên than đá. Cách đây khoảng 250 đến 350 triệu năm các loài động vật nguyên thủy lần đầu tiên xuất hiện trên trái đất. Có thể kể đến các loài động thực vật như dương xỉ, quyết, khủng long, và các loại động vật dưới nước khác,…
Giai đoạn 2: Biến đổi vỏ trái đất, các khu rừng nguyên thủy chết hàng loạt và vùi sâu trong lòng đất
Vào đầu kỹ Carbon, vỏ trái đất bị phá vỡ lần thứ 3 và hình thành nên các vùng trũng. Việc vỏ trái đất bị phá vỡ khiến những cánh rừng nguyên sinh và động vật bị tiêu diệt, chết đi và vùi chôn xuống bên dưới.
Giai đoạn 3: Than đá được hình thành do sự tác động của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của vỏ Trái đất
Theo thời gian, dưới sự tác động của vi khuẩn, sức ép, sức nóng của vỏ Trái đất, lớp xác của động thực vật nguyên thủy bị vùi chôn ở bên dưới này bắt đầu hình thành nên một mạng đá mới. Thời gian kéo dài, lớp đá mới này biến đổi và than đá lúc này đã hình thành.
Như vậy, quá trình hình thành than đá bao gồm 3 giai đoạn cơ bản kể tên. Hiểu một cách đơn giản, than đá là một nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ sự biến đổi của lớp vỏ Trái Đất mà nguyên liệu chính ở đây là xác của các loài động thực vật thời nguyên thủy cách đây 250 – 350 triệu năm. Qúa trình biến đổi từ xác động thực vật nguyên thủy đến than đá rất phức tạp ở cả biến đổi sinh học và biến đổi địa chỉ.
Xem thêm:>>>> Than đá trong vùng trung du và miền núi bắc bộ khai thác không nhằm mục đích nào?
Than đá là gì, phân loại than đá?
Than đá là gì?
Than đá (anthracit) như đã nói ở trên là một nhiên liệu hóa thạch, là một loại đá trầm tích có màu nâu đen, đen. Chúng xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp, hoặc lớp khoáng chất (hay còn gọi là mạch mỏ). Thành phần chính của than đá là cacbon, sau đó là Hydro, Lưu huỳnh, oxi, và nitơ.
Than đá được thăm dò, khai thác để đốt lấy nhiệt, cung cấp một nguồn năng lượng lớn cho thế giới. Nguồn nhiên liệu này được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực đời sống xã hội như điện năng, sản xuất thép và các ngành công nghiệp khác.
Việc khai thác và sử dụng than cần được thực hiện đúng tiêu chuẩn. Bởi than đá nếu khai thác sử dụng không đúng cách có thể gây nên nhiều hệ lụy cho xã hội như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,…
Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia tiêu dùng và nhập khẩu than đứng đầu thế giới (chiếm khoảng 50% sản lượng khai thác than toàn cầu). Tiếp theo sau đó là Ấn Độ (chiếm khoảng 1/10 sản lượng). Úc là quốc gia chiếm khoảng ⅓ thị phần xuất khẩu than trên thế giới, sau đó là Nga và Indonesia.
Phân loại than đá?
Như đã nói ở trên, than đá là một dạng nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ lớp thực vật chôn vùi dưới lòng đất qua các giai đoạn từ than bùn, than nâu (than nâu), than á bitum, than bitum và than đá. Từ đây, bạn có thể hiểu được cách phân loại than đá.
Than nâu: Chứa khoảng 25-35% hàm lượng Cacbon, than nâu có giá trị tỏa nhiệt thấp hơn so với các loại than khác. Người ta hay gọi than nâu với tên gọi khác là than non. Thông thường, than nâu có hình dạng vụn với độ ẩm cao.
Than á bitum: Với hàm lượng chứa khoảng 35-45% Cacbon trong thành phần, than á Bitum có nhiệt lượng cao hơn than nâu.
Than bitum: Trong than bitum có chứa khoảng 45 – 86% Cacbon. Nó còn gọi với tên gọi khác là than mỡ. Đây là một trong những nguyên liệu trong ngành công nghiệp luyện gang thép.
Than antraxit: Đây là than đá với nhiệt lượng cao, hàm lượng Cacbon lên đến 86 – 97%. Than đá từ lâu đã được biết đến là nguồn nhiên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp kim loại.
Qúa trình hình thành than đá bao gồm những giai đoạn đã được giải đáp trong nội dung bài viết trên đây. Bạn đọc có thể bấm theo dõi website thanda.net để biết thêm thông tin về than đá cũng như các nguồn nhiên liệu khác.
Với những khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, mua các loại than đá như than cục, than cám, than nâu, than bùn,… hiện nay cũng có thể liên hệ về thanda.net. Là website trực thuộc công ty Mạnh Thành Công chuyên cung cấp các loại than đá giá rẻ trong và ngoài nước tại TPHCM, thanda.net sẽ giúp bạn tìm hiểu cũng như lựa chọn loại than phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp các dịch vụ liên quan khác tư vấn thiết kế lắp đặt lò hơi công nghiệp các loại, bán hơi công nghiệp giá rẻ, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ,…
Mạnh Thành Công với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, đã và đang được nhiều cá nhân tổ chức trên cả nước lựa chọn và sử dụng dịch vụ. Công ty luôn mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích thiết thực như được sử dụng than đá đảm bảo chất lượng, mua than đá với giá cả phải chăng, vận chuyển sản phẩm đến tận chân công trình, nhiều ưu đãi hấp dẫn,…./
Xem thêm:>>>> Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?